Để Tìm Được Công Việc Trong Mơ Của Mình

Chào bạn, phần lớn con người ta dành tới gần phân nửa cuộc đời mình cho công việc (ngày làm tám tiếng cộng thêm những lúc làm thêm giờ, những lúc chiêu đãi đối tác, những khi lên giường đi ngủ mà bạn vẫn chưa nguôi trăn trở về công việc…). Vì vậy nếu được làm một công việc trong mơ có nghĩa là nửa đời đó của bạn được đảm bảo vui vẻ, hạnh phúc và còn tránh được rất nhiều thứ phức tạp khác ở nữa phần đời còn lại liên quan đến công việc và sự nghiệp. Nhưng ở ngoài kia đối với phần lớn mọi người vui vẻ không phải là một tính từ đi kèm với công việc. Và một sự nghiệp thành công đồng nghĩa với việc phải trả giá bằng rất rất nhiều thời gian và công sức thì lại càng không thể nào vui vẻ được. Đối với họ, vui vẻ là thứ gì đó gắn liền với những khi “trà chanh chém gió”, với những lúc bù khú với bạn bè hay những ngày cuối tuần được làm điều mà mình yêu thích.

Có phải bạn cho rằng chỉ có một số ít người may mắn tìm được một công việc phù hợp với sở thích để có cái gọi là “niềm vui trong công việc”. Và ngay cả như vậy thì họ vẫn phải nỗ lực và trả giá rất nhiều để đạt đến thành công. Còn như cứ thoải mái, vui vẻ làm những việc mình thích rồi sẽ có người trả tiền cho mình thì dĩ nhiên là điều không tưởng rồi.

Để tôi tiết lộ với bạn bí mật này. Nếu như bạn đang loay hoay, trăn trở và không có định hướng rõ ràng cho tương lai, cho sự nghiệp của mình, hoặc bạn muốn thay đổi một công việc lý tưởng hơn nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Hay mặc dù được làm công việc yêu thích của mình nhưng cho dù có siêng năng, nỗ lực “làm, làm, làm…” cả ngày thỉ hiệu quả vẫn chưa được như ý và vẫn không thể cạnh tranh với người khác làm tình hình tài chính của bạn không mấy khả quan?

Hay là bạn có một công việc tốt, thu nhập cao nhưng đối với bạn mỗi ngày làm việc là một ngày “đi cày” vì miếng cơm manh áo, vì trách nhiệm với gia đình?

Hoặc tệ hơn nữa là mỗi ngày thứ hai thức dậy, bạn cảm thấy như mình bị rút cạn sức lực và không muốn làm gì cả bởi vì bạn sắp phải đối mặt với công việc mình hoàn toàn không thích chỉ để đổi lấy một khoản thu nhập “ổn định” vừa đủ cho việc nuôi sống bản thân và gia đình mình. Nhưng bạn lại không dám từ bỏ vì lo sợ: sợ không tìm được một công việc như ý, sợ để mất cần câu cơm của mình, sợ “người khác” đánh giá là viễn vông, là mơ mộng hão huyền…?

Vâng, nếu như bạn đang gặp phải những vấn đề trên thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Tôi sẽ giới thiệu đến bạn một lý thuyết được gọi là lý thuyết con nhím, lý thuyết này sẽ giúp bạn tìm được một công việc phù hợp với mình để vừa có thể tận hưởng niềm vui công việc, vừa “không thể ngăn chặn” trên con đường sự nghiệp của mình.

Vậy thuyết con nhím là gì?

Thuyết con nhím (Hedgehoge Concept) bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp giữa một con nhím với một con cáo nhằm thể hiện một thực tế là hãy tập trung vào điểm mạnh của bản thân, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta có lợi thế cạnh tranh, và giành nhiều khả năng chiến thắng hơn. sau đó được Jim Collins phát triển hoàn thiện và bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 2001 trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” – 1 trong 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes .

Thuyết con nhím dựa trên sự hội tụ của ba yếu tố, đó là thứ bạn thích, thứ bạn giỏi, và thứ xã hội cần. Điểm giao thoa giữa ba yếu tố này sẽ là nghề nghiệp lý tưởng của bạn.

Thuyết con nhím

Thuyết con nhím

Vậy áp dụng thuyết con nhím như thế nào?

Dựa trên thuyết con nhím, bạn có thể hoạch định nghề nghiệp mình dựa trên 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Khám phá “thứ bạn thích”

Đầu tiên, hãy xác định sở thích của mình. Bước này nghe thì khá dễ dàng, nhưng có một thực tế là có rất nhiều người (kể cả người trưởng thành) không biết mình thích gì. Nếu bạn đã xác định rõ đam mê của mình thì có thể chuyển sang bước 2 luôn. Nhưng nếu vẫn đang loay hoay không biết mình thích làm gì, bạn có thể dựa vào một số gợi ý như sau:

— Việc gì bạn có thể làm hàng giờ mà không thấy chán?

— Việc gì có thể mang lại cho bạn niềm vui?

— Sử dụng một số công cụ trắc nghiệm tâm lý như: trắc nghiệm Holland, trắc nghiệm MBTI

Bước 2: Xác định “thứ bạn giỏi”

Ở bước này, bạn cần xác định những khả năng vượt trội của mình. Để làm điều này, bạn có thể dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra giả định khách quan như điểm các môn học trên trường, cách bạn suy nghĩ và ra quyết định hàng ngày, tham khảo ý kiến người khác…Những cách này chỉ mang tính tham khảo tương đối, ví dụ như bạn là người bẩm sinh có trí thông minh ngôn ngữ rất phát triển nhưng vì phương pháp học tập không phù hợp, sử dụng kênh tiếp thu thông tin VAK chưa đúng… nên dẫn đến “mù” tiếng anh.

Để tăng tính chính xác của bước này bạn nên sử dụng kết hợp với sinh trắc học vân tay để xác định tài năng bẩm sinh của mình – thứ mà sinh ra bạn đã có khả năng làm tốt nhất.

Bước 3: Tìm hiểu “thứ xã hội cần”

Cho dù yêu thích hay có năng lực về lĩnh vực gì, thì lựa chọn nghề nghiệp của bạn cũng cần phù hợp với nhu cầu của xã hội. Hay nói cách khác, bạn phải cập nhật xu hướng về nghề nghiệp trong xã hội, để có cái nhìn thực tế hơn.

Bạn có thể dễ dàng tra cứu và tổng hợp thông tin về thị trường lao động thông qua một số nguồn tham khảo như website của Tổng cục thống kê, các trang báo chính thống, sự tư vấn từ các chuyên gia hướng nghiệp uy tín như anh Ngô Thái Hà.

Bước 4: Tìm điểm giao thoa – “nghề nghiệp lý tưởng”

Đây là bước quan trọng nhất trong Thuyết con nhím. Dựa trên ba yếu tố (tương ứng với ba bước) nêu trên, bạn sẽ lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất với mình.

Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tìm được điểm giao thoa phù hợp. Trong trường hợp đó hãy vận dụng tối đa sự linh hoạt, sáng tạo của mình để chọn ra các ngành nghề có liên quan phát huy được sở trường mà vẫn thoả mãn sở thích ban đầu của bạn. Từ đó, bạn có thể tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với cả ba yếu tố trên.

Tới đây, cho phép tôi gửi đến bạn lời cảm ơn chân thành vì đã dành thời gian đọc bài viết này, như vậy có nghĩa là bạn đánh giá cao tôi cũng như những kiến thức, trải nghiệm của tôi và nếu bạn nhận được điều gì đó tâm đắc từ bài viết này, góp phần giúp bạn rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp của mình. Hãy cho tôi biết để có thêm động lực trong các bài viết sắp tới nhé.

Bạn có thể tự làm trắc nghiệm HOLLAND cho mình tại đây

Nguyễn Minh Thống

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments